Phân biệt các chất liệu của Vỏ Gối Tựa (Phần 1)

Phân biệt các chất liệu của Vỏ Gối Tựa (Phần 1)

Nếu đã có bài viết: "Cách phân biệt Gối Tựa Lưng chất lượng", thì tất nhiên Chuyên gia Passion cũng phải có một bài viết đề cập đến các loại chất liệu làm nên một chiếc Gối Tựa Sofa chất lượng cao rồi! Cùng lướt qua những thông tin dưới đây để phân biệt đâu là chất liệu Áo Gối mà Sofa và không gian của bạn đang cần nhé!


Gối Tựa Lưng là gì?

Trước tiên, cùng nhắc lại tầm quan trọng của item này nhé! Gối Tựa Lưng hay còn được gọi với một cái tên khác là Gối Tựa Sofa, là một vật dụng không chỉ dùng để trang trí cho chiếc Ghế Sofa bớt phần đơn điệu mà còn vô cùng hữu dụng với những người đang mắc phải chứng đau mỏi phần thắt lưng và vai gáy.

Là item nâng đỡ vai gáy và lưng

Hình dáng quen thuộc của item này là form vuông (45x45) hoặc hình chữ nhật (30x50), vì thế Gối Tựa Lưng rất dễ dàng phù hợp với nhiều kiểu Ghế Sofa khác nhau, từ chiếc ghế dài cho tới Sofa Nordic 1 người. Và vì sở hữu nhiều phong cách màu sắc đa dạng nên đây cũng là vật dụng được ưu ái tại các văn phòng làm việc, không nhất thiết chỉ ở mỗi phòng khách.

45x45 và 30x50 là hai size thông dụng

 

Các Chất liệu của Vỏ Gối Tựa Lưng

Trước tiên, Chuyên gia Passion sẽ đề cập đến 3 cái tên nổi tiếng và phổ biến nhất trong Làng Vải Vóc của Áo Gối Sofa nhé! Bao gồm: Canvas (Vải Bố; Bạt); Nhung Linen (Vải Lanh; Đũi). Dù những cái tên này đã vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng, tuy nhiên Passion sẽ giúp bạn phân biệt chúng dễ dàng hơn nha.
 

Canvas/ Vải Bố/ Vải Bạt

 
Về loại Vải này, Chuyên gia Passion đã có một bài viết mổ xẻ khá kỹ càng về đặc điểm, ưu và khuyết điểm của chất liệu Canvas rồi đó! Các bạn có thể tham khảo ở: "Tìm hiểu về chất liệu Canvas". Tuy nhiên, điểm gây nên sự đặc biệt của Canvas mà bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường chính là màu sắc khá cũ kỹ của chất liệu này. Và màu sắc của vải Bạt thường sẽ là Trắng ngà.
 

Canvas sở hữu độ cũ kỹ vô cùng retro

Cùng độ cứng cáp, thoáng khí

 

Điểm nổi bật thứ 2 chính là độ cứng cáp của chất liệu. Cấu trúc của Canvas vô cùng chắc chắn cùng với những sợi vải lõi bự được đan vào nhau một cách chặt chẽ. Điều này cũng đem lại ưu điểm khô thoáng cho bề mặt vải.
 
 

Nhung

 
Nhung là chất liệu cao quý, thường được nhắc đến trong những chủ đề về vải vóc của giới nhà giàu. Đây cũng là loại vải thường được Vua chúa phương Tây sử dụng để tạo nên trang phục, các vật dụng bằng vải trong không gian sống: Rèm, Khăn Trải Bàn,... Hiện nay, chất liệu Nhung đã trở nên vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
 

Dễ nhận ra chất liệu Nhung chỉ với ánh sáng bình thường

Sở hữu độ mềm cùng bóng nhẹ nhàng

 

 
Đặc điểm để nhận diện "cô nàng tên Nhung" rõ ràng nhất chính là độ "Bóng" cùng độ "Mền". Chỉ với mắt thường, bạn cũng đã có thể nhận ra chất liệu này, bởi dưới ánh sáng bình thường, vải Nhung với độ bóng nhẹ có sẵn, đã có thể tỏa sáng vô cùng sang chảnh. Và độ bóng nhẹ đó cũng đủ để thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển của "nàng ta".
 

Linen/ Vải Lanh/ Vải Đũi

 
Cái tên cuối cũng có sức mạnh vô cùng đáng gờm, khi đây được mệnh danh là: "Chất liệu bốn mùa". Linen hay còn gọi là Vải Lanh được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến vải vóc. Dễ dàng thấy được, Linen hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống, từ Trang phục cho đến đồ gia dụng,...
 

Chất liệu Bốn mùa

Tuy có sự cũ kỹ tương tự Canvas

Nhưng Linen - vải Lanh lại mềm mại vượt trội

 
Linen có chung một đặc điểm giống với người họ hàng Canvas, đó là sự cũ trong vẻ ngoài. Về diện mạo, Linen và Canvas có phần khá giống nhau khi đều sở hữu nét retro. Tuy nhiên, Linen lại sở hữu độ mềm, mượt vượt trội hơn hẳn, và đây cũng là yếu tố giúp chất liệu này khác với nhiều cái tên khác.

Đây chỉ mới là những cái tên phổ biến nhất thôi! Chuyên gia Passion sẽ còn trở lại với những loại chất liệu cao cấp và nổi tiếng không kém trong bài viết tiếp theo. Cùng đón chờ nhé!