Cách vệ sinh gối sofa luôn mới

Cách vệ sinh gối sofa luôn mới

Duyên Writer
Thứ 5 20/04/2023 8 phút đọc
Nội dung bài viết

Việc giặt giũ những chiếc gối tựa sofa từ lâu đã trở thành vấn đề khó khăn của hầu hết chị em nội trợ. Bởi những vết ố vàng do nấm mốc thường bám rất lâu, khó vệ sinh, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến độ bền của sản phẩm và sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, Passion sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và bảo quản gối để tránh các vết ố vàng, gây mất thẩm mỹ cho gối sofa qua bài viết bên dưới. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Cách vệ sinh gối tựa sofa

Bạn có thể giặt gối sofa theo 1 trong 2 cách: giặt bằng máy hoặc giặt bằng tay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, cấu tạo của một chiếc gối tựa sofa sẽ bao gồm 2 bộ phận: vỏ gối và ruột gối. Hai bộ phận này có chất liệu hoàn toàn khác nhau, nên việc vệ sinh cũng khác nhau. Chính vì vậy, trước khi vệ sinh bạn cần tháo rời vỏ gối và ruột gối.

Vỏ gối và ruột gối có những cách vệ sinh hoàn toàn khác nhau, nên bạn cần tháo rời 2 bộ phận trước khi giặt

1.1. Vệ sinh vỏ gối

Trước khi tiến hành giặt, bạn cần chú ý kiểm tra kỹ thông tin trên gối xem nhà sản xuất lưu ý những gì, sản phẩm cho phép giặt máy hay phải giặt bằng tay để tiến hành vệ sinh vỏ gối đúng cách, đảm bảo độ bền và đẹp cho sản phẩm. 

Giặt máy

Vệ sinh vỏ gối bằng máy được tiến hành theo 3 bước: 

- Bước 1: Hòa nước giặt/bột giặt với nước ấm. Sau đó ngâm vỏ gối khoảng 15 - 20 phút trước khi cho vào máy giặt để loại bỏ sơ bụi bẩn và các vệt ố vàng trên vỏ gối.

- Bước 2: Lấy vỏ gối ra, vắt nhẹ cho ráo nước rồi tiếp tục cho vào máy giặt ở chế độ giặt thường.

- Bước 3: Sau khi quá trình giặt kết thúc, lấy vỏ gối ra khỏi lồng giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Giặt tay 

Tương tự như việc vệ sinh gối bằng máy, việc vệ sinh vỏ gối bằng tay cũng được tiến hành thực hiện theo 3 bước:

- Bước 1: Hòa nước giặt/bột giặt với nước ấm. Sau đó ngâm vỏ gối khoảng 15 - 20 phút trước khi giặt để loại bỏ sơ bụi bẩn và các vệt ố vàng trên vỏ gối.

- Bước 2: Sau khi thấy các vết bẩn đã ra bớt, bạn cần thay nước giặt/bột giặt mới và tiếp tục vò mạnh để đánh bay các vết bẩn, ố vàng trên gối. 

- Bước 3: Tiếp tục giặt cho đến khi vỏ gối được sạch, xả lại với nước sạch và vắt khô. Sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Lưu ý

- Không tẩy trắng, không giặt khô và không giặt chung vỏ gối với các đồ vật có màu khác. 

- Đối với những chiếc vỏ gối có màu, nên lộn trái vỏ trước khi phơi để hạn chế tình trạng phai màu.

- Bạn cũng có thể dùng barking soda hoặc giấm ăn để loại bỏ những vết ố vàng và thâm kim trên vỏ gối trước khi giặt.

Đa số vỏ gối thường có màu, nên bạn cần lưu ý không giặt cùng các vỏ gối có màu khác để tránh bị lem màu

1.2. Vệ sinh ruột gối

Tương tự như vệ sinh vỏ gối, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trên nhãn mác xem nhà sản xuất lưu ý những gì. Thông thường, đối với những loại ruột lông vũ hoặc bông tự nhiên, bạn không nên giặt máy mà chỉ nên giặt nhẹ nhàng bằng tay. Bởi vì chất liệu tự nhiên thường có độ đàn hồi không cao, nên nếu vệ sinh bằng máy, bạn sẽ không thể kiếm soát được lực giặt. Điều này sẽ khiến cấu trúc của ruột gối dễ bị phá vỡ, không còn giữ được độ phồng và mềm mại như lúc ban đầu.

Những loại ruột bông tự nhiên thường có độ đàn hồi không cao, nên bạn không nên giặt máy để tránh trường hợp cấu trúc của gối bị phá vỡ.

Ngược lại, đối với những loại ruột bông nhân tạo, bạn có thể vệ sinh bằng máy hoặc giặt bằng tay theo các bước bên dưới.

Giặt máy

Việc vệ sinh ruột gối bằng máy được tiến hành theo 3 bước:

- Bước 1: Giũ mạnh cho bụi bẩn bên trong ruột gối bay bớt ra ngoài. Sau đó hòa tan bột giặt/nước giặt vào nước ấm và ngâm trong khoảng 15 - 20 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng hơn.  

- Bước 2: Cho ruột gối vào lồng giặt, sau đó chọn chế độ giặt ở mức nhẹ nhất. Lưu ý khi giặt ruột gối bằng máy, bạn nên đặt vào lồng giặt 2 gối cho cân bằng, để máy giặt quay đều và sạch hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình giặt, bạn cũng có thể thêm vào lồng giặt vài quả bóng tennis. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng vón cục của ruột bông, giúp cho gối giữ được độ phồng như lúc ban đầu. 

- Bước 3: Sau khi hoàn thành quá trình giặt, bạn có thể tiếp tục chọn chế độ xả hoặc không, sau đó lấy gối ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 

Khi giặt bằng máy, bạn nên đặt vào lồng giặt hai gối để lồng giặt được cân bằng 

Giặt tay

Tương tự như giặt máy, giặt ruột gối bằng tay cũng được thực hiện theo 3 bước: 

- Bước 1: Giũ mạnh cho bụi bẩn bên trong ruột gối được bay ra ngoài. Sau đó hòa tan bột giặt/nước giặt vào nước ấm và ngâm trong khoảng 15 - 20 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng hơn.

- Bước 2: Sau khi thấy các vết bẩn đã ra bớt, bạn cần thay nước giặt/bột giặt mới và tiếp tục vò nhẹ cho đến khi các vết bẩn, ố vàng trên gối được sạch.

- Bước 3: Sau khi quan sát thấy ruột gối đã sạch, bạn cần vắt ráo nước và khí bên trong gối, sau đó mang phơi dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không xoắn mạnh ruột gối giống như giặt quần áo thông thường, vì điều này sẽ làm mất đi cấu trúc cố định của ruột gối. 

Những ruột gối nhân tạo thường có độ đàn hồi tốt, giúp bạn dễ dàng trong việc vệ sinh bằng máy hoặc bằng tay

Lưu ý

- Bạn cần chọn ngày nắng to để giặt ruột gối, tránh trường hợp không đủ nắng, ruột gối bị ẩm, gây nấm mốc và vi khuẩn. 

- Khi phơi, bạn cần lật hai mặt của gối để cả hai mặt đều được tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, diệt đi vi khuẩn bên trong gối mà bạn không nhìn thấy được. 

- Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng giấm ăn hoặc barking soda để làm sạch trước khi tiến hành giặt. Hạn chế sử dụng thuốc tẩy, đặc biệt đối với ruột gối của trẻ nhỏ, vì điều này có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ.  

2. Hướng dẫn bảo quản gối tựa sofa khi không sử dụng mà vẫn giữ được độ bền và đẹp theo thời gian

Việc không sử dụng gối trong một thời gian dài cũng sẽ khiến cho gối xuất hiện những vết ố vàng, nấm mốc do khả năng bám bẩn của bông gòn rất lớn. Chính vì vậy, nếu nhà bạn có những chiếc gối chưa cần dùng tới, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây trong quá trình bảo quản, để gối không bị ố vàng, mục nát theo thời gian.

- Bỏ gối vào túi nilon kín và hút chân không để gối không bị nấm mốc, ố vàng. Điều này cũng khiến những chiếc gối của bạn được gọn gàng hơn, không chiếm nhiều diện tích nhà ở.

- Không để gối tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, tránh phai màu, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của gối. 

- Nếu không có túi nilon để đựng và hút chân không cho gối, trước khi cất vào tủ, bạn cần dùng miếng lót phía dưới, để gối không tiếp xúc trực tiếp với tủ, đặc biệt là tủ gỗ, hạn chế làm hư hỏng bề mặt của gối.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho việc vệ sinh và bảo quản gối tựa sofa đúng cách, để hạn chế những vết ố vàng, nấm mốc, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn nhé! 

Thảm nhựa đan rối là gì? Trang trí không gian sạch sẽ và ấn tượng với thảm nhựa đan rối

Thảm nhựa đan rối là gì? Trang trí không gian sạch sẽ và ấn tượng với thảm nhựa đan rối

Thứ 2 09/09/2024 6 phút đọc

Nếu bạn đang cần tìm giải pháp lau chân bền bỉ, an toàn chống thấm nước, thì thảm nhựa đan rối chính là lựa chọn hoàn... Đọc tiếp

Thảm lau chân và những thông tin cần biết

Thảm lau chân và những thông tin cần biết

Thứ 6 06/09/2024 8 phút đọc

Thảm lau chân là một món đồ cần thiết của mọi gia đình, là món đồ không thể thiếu, mang đến không gian sạch sẽ và... Đọc tiếp

Tiêu chí chọn thảm trải sàn lớn cho sảnh phòng khách rộng

Tiêu chí chọn thảm trải sàn lớn cho sảnh phòng khách rộng

Thứ 7 31/08/2024 6 phút đọc

Sảnh rộng, cần lựa chọn thảm trải sàn như thế nào cho phù hợp với không gian là câu hỏi rất được quan tâm. Nếu bạn... Đọc tiếp

Thảm nỉ trải sàn giá rẻ họa tiết trang trí hiện đại

Thảm nỉ trải sàn giá rẻ họa tiết trang trí hiện đại

Thứ 4 28/08/2024 6 phút đọc

Thảm nỉ là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất của mọi gia đình hiện nay. Không có gì ngạc nhiên khi chúng lại... Đọc tiếp